Thông tin chuyên đề số 2/2022: Phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam trong tình hình mới
Trung tâm Thông tin khoa học trân trọng giới thiệu với bạn đọc ấn phẩm
Thông tin chuyên đề số 2/2022
PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI
|
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và sự xuất hiện của Internet vạn vật (Internet of Things: IoT) đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong việc sử dụng dữ liệu vào các hoạt động của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh đó, kinh tế số đang trở thành đặc trưng và xu hướng phát triển quan trọng, được nhiều quốc gia nghiên cứu, ứng dụng và phát triển. Với Việt Nam, phát triển kinh tế số là cơ hội lớn để thu hẹp khoảng cách phát triển.
Trong nền kinh tế số, công nghệ số được áp dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở mọi lĩnh vực, ngành nghề. Sự phát triển của kinh tế số đã tạo nên những thay đổi mang tính cách mạng, từ sản xuất, phân phối cho đến tiêu dùng. Nền kinh tế số giữ vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình tăng năng suất, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và tối ưu hóa nền kinh tế để tăng trưởng và phát triển bền vững, bao trùm.
|
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có hành động kịp thời trong xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật, định hình chiến lược phát triển trong tiến trình chuyển đổi số nền kinh tế. Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27-9-2019, của Bộ Chính trị, “Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP và trên 30% GDP vào năm 2030, với năng suất lao động tăng trên 7%/năm. Năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo dẫn đầu châu
Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế số ở Việt Nam vẫn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Đó là sự mất cân bằng giữa các lĩnh vực, vùng miền; xuất hiện những đối tượng yếu thế ở vùng sâu vùng xa, khó khăn trong tiếp cận kinh tế số; những vấn đề về mặt pháp lý, an ninh mạng và việc đảm bảo quyền riêng tư của người dùng; nhận thức, thói quen và chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chưa “thực sự sẵn sàng” cho nền kinh tế số.
Để góp phần làm rõ các vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nền kinh tế số, chúng tôi sưu tầm, tuyển chọn một số bài viết của các học giả, nhà nghiên cứu uy tín đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, biên soạn ấn phẩm Thông tin chuyên đề số 02/2022 với chủ đề “Phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam trong tình hình mới”.
Kết cấu thông tin chuyên đề gồm hai phần:
Phần I: Phát triển kinh tế số - Những vấn đề đặt ra
Phần II: Một số giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong tình hình mới
(Click vào đây để xem nội dung chi tiết)
TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC